Hiểu Rõ Về 8 Loại Yoga Để Lựa Chọn Hình Thức Tập Luyện Đúng Đắn

Yoga

 Hiểu rõ yoga để lựa chọn hình thức tập luyện đúng đắn, phù hợp sẽ giúp cơ thể và tâm hồn bạn cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái và bình an hơn. Cùng Olaben tìm hiểu 8 loại hình yoga chính nhé!

Yoga là bộ môn giúp hợp nhất cơ thể, tâm hồn và trí óc thành một tổng thể hoàn thiện, kết nối và thấu hiểu lẫn nhau. Yoga có rất nhiều thể loại, mỗi thể loại lại phù hợp với khả năng và thể trạng từng người. Bạn có thể thử tất cả các thể loại yoga, sau đó chọn loại yoga phù hợp nhất để tập luyện chuyên sâu, cải thiện khả năng và đón nhận những thay đổi tích cực hơn qua từng bài tập.

Hatha Yoga

Hầu hết các loại yoga mà đa số yogis hiện nay đang tập đều được xếp vào hatha yoga. Đặc điểm chính của loại yoga này là tập trung vào sự liên kết vật lý bên ngoài và kỹ thuật hơi thở bên trong nằm mang lại sự bình an và thoải mái cho cơ thể và tâm trí. Trên thực tế, ashtanga, vinyasa, iyengar và power yoga cũng được xem như hatha yoga nhưng tốc độ của hatha yoga truyền thống sẽ chậm hơn.

Hatha yoga là loại hình yoga phù hợp với những người mới bắt đầu do phần lớn các tư thế trong hatha yoga đều thuộc loại nhẹ nhàng, chậm rãi để bạn có thể tập trung hơn vào việc hít thở và thư giãn. Một nghiên cứu còn chỉ ra rằng những người tập hatha yoga từ 1 -2 lần một tuần sẽ giảm căng thẳng nhanh hơn những người không tập.
hiểu rõ yoga để lựa chọn hình thức tập luyện đúng đắn 01

Iyengar yoga

Iyengar yoga là một biến thể của hatha yoga và được phát triển bởi BKS Iyengar, một giáo viên yoga hàng đầu trên thế giới. Đây là loại yoga tập trung vào độ chính xác, sự đồng nhất và chi tiết của từng chuyển động. Trong quá trình tập, bạn sẽ giữ một tư thế trong một khoảng thời gian dài, đôi khi kết hợp tập với các dụng cụ hỗ trợ như đai tập, gạch tập, gối tập. Mục đích của các đạo cụ này cho phép Yogi thực hiện các tư thế (asana) một các chính xác đồng thời giảm thiểu nguy cơ chấn thương, và làm cho các tư thế có thể tiếp cận với mọi lứa tuổi từ trẻ đến trung niên và cả cao niên.

Iyengar yoga có tác dụng tăng sức mạnh, tính linh hoạt và sự ổn định của cơ thể. Ngoài ra, loại hình yoga này cũng có tác dụng điều trị một số bệnh nhất định, giúp phục hồi sau chấn thương hoặc cơ thể không thể cử động linh hoạt. 
hiểu rõ yoga để lựa chọn hình thức tập luyện đúng đắn 02
Vì là loại hình yoga có độ chính xác cao nên khi tập Iyengar yoga, bạn phải chú ý vào mọi cử động của huấn luyện viên và bắt bước theo để huấn luyện viên có thể chỉnh sửa kịp thời ngay khi bạn thực hiện sai động tác.

Những động tác trong Iyengar yoga cần được giữ lâu hơn. Đồng thời, sau mỗi nhịp thở, bạn lại ép động tác sâu thêm một chút nữa. Trong quá trình tập để đảm bảo bạn thực hiện đúng tư thế và đúng động tác. Vì là loại hình yoga có độ chính xác cao nên khi tập Iyengar yoga, bạn phải chú ý vào mọi cử động của huấn luyện viên và bắt bước theo để huấn luyện viên có thể chỉnh sửa kịp thời ngay khi bạn thực hiện sai động tác.

Kundalini

Kundalini là loại yoga mà bạn phải kết hợp cả hoạt động cơ thể và tâm trí cùng lúc. Điều đó có nghĩa là bạn phải thực hiện các tư thế cùng lúc với kỹ thuật hô hấp, thiền định và đọc kinh nhằm tăng sức sống cơ thể. Loại hình yoga này còn được xem là có tác dụng giải phóng năng lượng bị “mắc kẹt” ở phần dưới cột sống.

Có thể nói, kundalini là loại yoga tập trung vào tinh thần và thiền hơn bất cứ dòng yoga nào khác. Nó tập trung vào hít thở, niệm chú, thiền và cử chỉ tay. Do đó, các bài tập chủ yếu được thực hiện trong tư thế ngồi.

Kundalini là một cách giúp bạn “làm sạch” tâm trí. Đây là một cách để làm mới bản thân sau một ngày căng thẳng hoặc kiềm chế những lo lắng nhất thời. Kundalini giúp cân bằng năng lượng và làm dịu tâm trí để bạn kiểm soát những cảm xúc của mình tốt hơn.

Kundalini phù hợp với những người yêu thích thiền, thích khám phá năng lượng, trực giác và suy nghĩ của bản thân. Nếu muốn tìm hiểu và khám phá giới hạn về bản thân mình , bạn có thể cân nhắc việc lựa chọn Kundalini yoga.
hiểu rõ yoga để lựa chọn hình thức tập luyện đúng đắn 03

Ashtanga Yoga

Ashtanga yoga trong tiếng Phạn có nghĩa là 8 bước hay 8 nhánh của yoga. “Asht” có nghĩa là 8, “anga” có nghĩa là thân thể hay bộ phận của cơ thể con người. 8 nhánh của Ashtanga yoga bao gồm yama, niyama, asana, pranayama, pratyahara, dharana, dhyana, samadhi. 8 nhánh này của yoga sẽ giúp người tập yoga có cuộc sống kỷ luật hơn.

Ashtanga là tập hợp các tư thế yoga mạnh mẽ, tập trung vào việc thống nhất hơi thở với những chuyển động nhanh, làm sạch và lưu thông khí huyết, giải tỏa căng thẳng và tăng cường sức sống.

Mục đích của ashtanga yoga là để kiểm soát hơi thở và tạo ra sự thiền định khi di chuyển. Trình tự thiết lập của loại hình luyện tập này là một dòng chuyển động nhất quán được thiết kế để kéo giãn, tăng cường sức mạnh và hơi thở, đồng thời giúp năng lượng luân chuyển trong cơ thể một cách dễ dàng hơn.

Thông thường có 6 cấp của ashtanga yoga. Những người mới tập Ashtanga yoga sẽ bắt đầu từ bước cơ bản sau đó nâng dần cấp độ lên đến mức cao nhất. Nếu tập luyện ashtanga yoga thường xuyên, bạn sẽ thấy cơ thể bạn tiến bộ và thay đổi rất nhiều. Ashtanga yoga phù hợp với những người “nghiện” tập luyện, đặc biệt là những con người luôn tìm niềm vui trong thể thao.
hiểu rõ yoga để lựa chọn hình thức tập luyện đúng đắn 04

Vinyasa yoga

Theo tiếng Ấn Độ, từ “vinyasa” có nghĩa là kết nối. Do đó, Vinyasa là loại yoga kết hợp giữa chuyển động và hơi thở, tạo thành chuỗi các động tác chuyển tiếp nhẹ nhàng với từng nhịp hít vào, thở ra và kết thúc bằng tư thế nghỉ.

Nếu bạn là người năng động và không thích theo lối mòn, vinyasa yoga chính là sự lựa chọn phù hợp. Vinyasa yoga thường có nhịp độ nhanh hơn các thể loại khác với phong cách tự do. Các động tác trong vinyasa yoga thường không quá khắt khe hoặc có một khuôn khổ nhất định nào, các động tác sẽ được kết hợp thành một chuỗi chuyển động tùy vào từng người huấn luyện viên. Tùy theo trình độ của huấn luyện viên và các chuỗi bài tập sẽ được sáng tạo một cách logic và mang phong cách cá nhân riêng của mỗi huấn luyện viên. Bạn sẽ luôn cảm thấy ngạc nhiên và hứng thú với các động tác mới, độc đáo của loại yoga này.
hiểu rõ yoga để lựa chọn hình thức tập luyện đúng đắn 05

Bikram Yoga

Bikram Yoga là loại hình yoga này được hình thành từ những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ trước và được khởi xướng bởi ông Bikram Choudhury, một bậc thầy yoga ở Mỹ. Đặc trưng cơ bản của bikram yoga là việc tập trong một căn phòng giống như phòng xông hơi có nhiệt độ lên tới 36-40°C với độ ẩm 40%.

Bài tập Bikram yoga gồm có 26 tư thế, 2 kỹ thuật hít thở và kéo dài từ 60-90 phút. Hơi nóng từ phòng tập sẽ làm ấm và làm giãn nở các cơ bắp, dây chằng cùng các khớp trên cơ thể. Để đạt được những lợi ích nhất định, bạn cần hòa hợp giữa động tác, tâm trí và hơi thở với nhiệt độ của môi trường.

Bikram yoga được xem là dạng bài tập yoga giảm cân nhanh, thải độc cơ thể rất tốt do môi trường nóng kích thích toát mồ hôi. Bikram yoga có nhiều mức độ tập luyện từ tương đối đến nặng đòi hỏi người tập bỏ ra nhiều sức lực. Vì thuộc dạng yoga giảm cân cường độ cao nên Bikram Yoga khá “kén” người tập. Tuy nhiên, với những ai duy trì dài lâu, việc tập luyện sẽ mang đến nhiều lợi ích đáng kể.


Yin yoga

Khác với các loại hình yoga năng động ở trên, Yin Yoga chủ yếu tập trung vào sự thụ động. Yin Yoga là trường phái yoga chậm rãi nhẹ nhàng do Paulie Zink, giáo viên yoga chuyên nghiệp và chuyên gia võ thuật phát triển, kế thừa từ loại hình hatha yoga kết hợp với khí công, dựa trên khái niệm âm dương (yin yang của đạo giáo).

Nếu yang yoga chú trọng vào những động tác vận động, các tư thế căng cơ, gồng cơ để cải thiện cơ bắp thì yin yoga lại tập trung chủ yếu vào các mô liên kết sâu (dây chằng và gân).

Các bài tập yin yoga thường bao gồm các tư thế thư giãn, tương đối thụ động, phải giữ trong 3-5 phút hoặc hơn và chủ yếu hoạt động ở phần dưới của cơ thể – hông, xương chậu, đùi trong, cột sống, tạo áp lực nhiều lên các mô liên kết, tăng cường tuần hoàn và hệ hô hấp. Yin yoga phù hợp nhất cho những người kiên trì, bình tĩnh và rất có lợi cho việc khôi phục lại năng lượng, tăng chất lượng giấc ngủ.

Prenatal Yoga

Prenatal Yoga còn được biết đến là loại yoga được thiết kế dành riêng cho phụ nữ mang thai để giúp các mẹ giữ cơ thể thon gọn và tinh thần thoải mái sau sinh. Đặc biệt, tập yoga trong thai kỳ không chỉ giúp bà bầu có một sức khỏe tốt để thích nghi với những thay đổi của cơ thể mà còn giúp tinh thần thư thái, vui vẻ và hạnh phúc hơn. Ngoài ra, việc tập yoga còn giúp bé nhận được dưỡng chất và oxy nhiều hơn để tăng trưởng và phát triển trong môi trường tốt nhất.

Ngay cả khi bạn là một Yogi dày dặn kinh nghiệm thì cũng phải thật cẩn thận khi tập Prenatal Yoga vì đây là một loại hình yoga đặc biệt, khác với các loại hình thông thường khác. Nhưng bù lại nếu có kinh nghiệm, bạn cũng sẽ am hiểu hơn rất nhiều về các tư thế cũng như các tác động của các tư thế lên các phần khác nhau của cơ thể. Đó là một trong những lý do tại sao việc điều chỉnh thói quen tập yoga thường xuyên của bạn rất cần thiết.

Ngoài ra, mặc dù bạn có thể bắt đầu với các bài tập trước khi sinh như bạn muốn, bạn vẫn cần xem xét tình trạng hiện tại của mình trước khi thực hiện các bài tập. Một số phụ nữ có thể có các vấn đề về thể chất, cảm xúc và tinh thần trong ba tháng đầu tiên khiến họ không thể gặt hái được đầy đủ lợi ích của yoga trước khi sinh. Vì vậy, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến ​​chuyên gia để biết mình có phù hợp bắt đầu tập không. Điều tương tự cũng xảy ra với những phụ nữ vừa mới sinh xong.

Trên đây là các loại hình yoga phổ biến mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn. Ngoài các trường phái này, yoga còn rất nhiều loại hình khác bởi qua hàng ngàn năm phát triển, bộ môn này đã được nhân rộng và ngày càng phổ biến trên thế giới với rất nhiều nhánh nhỏ khác nhau.

back top